(Zoom Việt Nam) Ngày 29/9/2021 Thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và Quyết định số 2289/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030, Trường Đại học Kinh tế quốc dân phối hợp với Bộ Tư pháp (Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế) tổ chức Tọa đàm Đối thoại Chính sách “Hoàn thiện khung pháp luật về kinh tế và nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.
Các diễn giả, chuyên gia viết bài và phát biểu tại tọa đàm:
Ông Ngô Đức Minh – Phó Vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ Công thương
Ông Trần Văn Nam – Trưởng khoa Luật, ĐHKTQD
Bà Lưu Hương Ly – Vụ pháp luật Dân sự-Kinh tế, Bộ thư pháp
Ông Trần Mạnh Hùng – Công ty Luật Baker&McKenzie
Chủ đề tọa đàm:
Tại Tọa đàm Đối thoại Chính sách, đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, các học giả, nhà nghiên cứu và các doanh nghiệp đang ứng dụng, triển khai các công nghệ cốt lõi của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ trao đổi, làm rõ một số khía cạnh kinh tế, công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và một số vấn đề pháp lý đặt ra; đánh giá về thực tiễn ứng dụng, hoạt động kinh doanh trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vướng mắc, bất cập về pháp lý; trao đổi về kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc thúc đẩy ứng dụng các công nghệ cốt lõi của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong hoạt động kinh doanh; kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật về giao dịch, hợp đồng, sở hữu, quyền tài sản và các vấn đề khác liên quan đến cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại Việt Nam.
Thành phần tham dự và đối tác:
Tọa đàm với sự tham gia của khoảng 60 đại biểu đến từ các cơ quan trung ương, các Viện nghiên cứu, trường Đại học như: Ban Kinh tế Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, UBKT của Quốc hội, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, Bộ Công thương, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ tài chính, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Đại học Luật Hà Nội, Công ty Luật Baker & McKenzie, các nhà khoa học, … các phóng viên báo chí, truyền hình.
Nguồn: Zoom Việt Nam & Repu Digital tổng hợp từ tọa đàm đối thoại chính sách “Hoàn thiện khung pháp luật về kinh tế và nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư